MENU
Giờ làm việc: 08h00 - 17h00

Thị trường địa ốc Việt Nam sẽ là tâm điểm của giới đầu tư quốc tế

Thị trường địa ốc Việt Nam sẽ là tâm điểm của giới đầu tư quốc tế

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức thành lập vào cuối năm nay, thị trường bất động sản khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành tâm điểm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư quốc tế.

Một báo cáo phân tích mới đây của Công ty nghiên cứu BĐS Jones Lang LaSalle (JLL) cho thấy, cộng đồng đầu tư cũng khá hoài nghi về việc tự do hóa thương mại hàng hóa và những người thuộc lĩnh vực này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư quốc tế, tuy nhiên có thể đem lại các cơ hội tốt cho đầu tư bất động sản trong trung hạn.

dia-oc-viet-nam

Hình ảnh minh họa

Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của 10 nước thành viên khu vực Đông Nam Á trung bình đạt 5%/ năm. Tăng trưởng GDP tại 3 nước Việt Nam, Philippines và Campuchia đã tăng rất mạnh với tỷ lệ tăng trưởng vượt mức 6% hồi năm ngoái. Còn Myanmar thì tăng gần đến mức 9%.

Sự tăng trưởng này có thể tạo sức hút cho nhà đầu tư BĐS toàn cầu đến khu vực Đông Nam Á. Đây là khu vực này có khả năng tăng cường đô thị hóa, tăng lượng người giàu có, gia tăng dân số tầng lớp trung lưu và tăng lượng khách du lịch. Tất cả những yếu tố này sẽ hỗ trợ phát triển cho các BĐS văn phòng, công nghiệp, bán lẻ, giải trí và nhà ở.

Dữ liệu của JLL dự báo rằng, trong 10 năm tới các nước ASEAN sẽ cần thêm 700 triệu m2 diện tích văn phòng. Đây là điều đáng kinh ngạc khi diện tích cần xây dựng tương đương với diện tích văn phòng khu vực trung tâm Singapore trung bình mỗi năm nhằm đáp ứng nguồn cầu xuyên suốt trong khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay Việt Nam đã có chính sách mở rộng cửa cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà đất dài hạn trong nước. Có thể thấy, đây sẽ là một điều kiện rất tốt để thay đổi bộ mặt thị trường BĐS Việt Nam trong những năm tới.

Về vấn đề này, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Jen Capital Nguyễn Vĩnh Trân đánh giá, thị trường BĐS Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh nóng giữa các quỹ đầu tư nước ngoài. Kể từ đầu năm 2015 đến nay, nhiều quỹ đầu tư BĐS nước ngoài tăng cường sự hiện diện hoạt động trên thị trường thông qua các thương vụ hợp tác và liên doanh.

Ông Trân nhận định, riêng lĩnh vực nhà ở cao cấp có thể thấy, chỉ trong ngắn hạn nhưng nguồn cung đang quá dồi dào. Tuy nhiên, nếu nhìn về dài hạn khi quy định cho người nước ngoài sở hữu nhà được cụ thể hơn thì số lượng hàng chục nghìn căn hộ hiện nay vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế. Mặt khác, so với một số nước trong khu vực như Singapore, Philippines thì nguồn cung căn hộ cao cấp của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều.

(Theo Trí thức trẻ) 

Bài viết liên quan: