MENU
Giờ làm việc: 08h00 - 17h00

Đề xuất giao Bộ Giao thông triển khai vành đai 4 TP.HCM Bến Lức – Hiệp Phước

Đề xuất giao Bộ Giao thông triển khai vành đai 4 TP.HCM Bến Lức – Hiệp Phước

Quy định về đầu tư BOT

Việc các địa phương đề xuất huy động vốn đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT cho Dự án đường Vành đai 4, TP.HCM đoạn Bến Lức – Hiệp Phước hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 4, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đây là quan điểm chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bối cảnh dự án đang được Văn phòng Chính phủ xin ý kiến của các bộ, ngành.

đường vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước

Đường Vành đai 4 TPHCM đoạn Bến Lức – Hiệp Phước

Đề xuất của bộ kế hoạch và đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thống nhất với kiến nghị của UBND TP.HCM và Long An. Bộ đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao Bộ Giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiếp tục triển khai các bước tiếp theo của đoạn Bến Lức – Hiệp Phước thuộc vành đai 4 theo đúng quy định.

Thông tin chi tiết về dự án

Mục tiêu và kế hoạch đầu tư

Dự án đường Vành đai 4 có tổng chiều dài 35,8 km, nối từ nút giao Bến Lức (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) đến đường trục Bắc Nam tại khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM). Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.273 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 492 tỷ đồng. Để hoàn vốn cho nhà đầu tư, TP.HCM đã đề xuất thu phí kín toàn tuyến với mức phí 35.000 đồng/lượt/PCU, điều chỉnh theo lạm phát và tăng 1 lần mỗi 3 năm.

Tiến độ thực hiện

Dự kiến công trình sẽ được khởi công vào quý I/2017 và hoàn thành sau 30 tháng thi công. Tuyến đường này dự kiến sẽ thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế phía Nam TP.HCM.

Quy hoạch đường vành đai 4

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, đường Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 197,6 km, tổng vốn đầu tư khoảng 98.537 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư bao gồm trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn từ khai thác quỹ đất dọc tuyến và vốn huy động từ tư nhân.

trái phiếu chính phủ

Diện tích đất chiếm dụng và nguồn vốn đầu tư

Diện tích đất chiếm dụng để xây dựng tuyến đường theo quy hoạch khoảng 2.061 ha, phân bổ cho các địa phương như sau: Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 184 ha, Đồng Nai khoảng 273 ha, TP.HCM khoảng 452 ha, Bình Dương khoảng 441 ha, Long An khoảng 711 ha. Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn bộ tuyến đường là 98.537 tỷ đồng, không bao gồm kinh phí xây dựng cầu vượt trực thông.

Theo Anh Minh 
Đầu tư

Bài viết liên quan: